CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC DI SẢN VĂN HÓA THĂNG LONG - HÀ NỘI
12h30: Xe của công ty du lịch đón thầy cô và học sinh tại trường, thông báo chương trình hoạt động, điểm danh quân số.
Các thầy cô và học sinh bắt đầu xuất phát
13h00 - 13h10: HDV của công ty du lịch đón thầy cô và học sinh tại 19 Hoàng Diệu, thông báo chương trình hoạt động, điểm danh quân số.
13h10 - 13h45: HS vào hội trường 19 xem clip giới thiệu về di sản và phát phiếu câu hỏi, tham gia giải ô chữ tìm hiểu di sản
13h45 - 14h30: Đưa HS đi tham quan Hoàng thành Thăng Long. Trong quá trình đi, HS tham gia trả lời các phiếu câu hỏi và có quà tặng.
Các thầy cô và học sinh được đi các điểm nhấn mạnh tới vua Lý Thái Tổ (vị vua sáng lập ra Thăng Long) và câu chuyện về kỳ thi khoa bảng tại Hoàng thành Thăng Long.
Đoàn di chuyển đi thăm quan Hoàng thành Thăng Long. Là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Hướng dẫn viên đưa các em đi tham quan Lầu Ngũ Phụng, Hậu Lâu, nền điện Kính Thiên, Cột Cờ, cửa Đoan Môn và cửa chính Bắc Môn - những hạng mục còn sót lại sau khi bị thực dân Pháp tàn phá. Tuy quy mô kiến trúc không lớn, song cùng với những di tích còn nằm lại dưới lòng đất, đó là minh chứng về một trung tâm chính trị, kinh đô của đất nước suốt gần nghìn năm lịch sử.
Là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích lịch sử của Việt Nam. Với diện tích hơn 18000ha, bao gồm nhiều di tích lịch sử quan trọng, trong đó phải kể đến khu khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu và các di tích nổi bật trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, Bắc Môn, Cửa Đoan, nhà D67…
Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, quy hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.
14h30 - 14h55: Đưa HS quay về phòng tương tác tại nhà N31 để làm quạt giấy theo chủ đề: Em tìm hiểu di sản.
14h55 - 15h20: Học sinh chơi các trò chơi dân gian và tập thể.
15h20 - 15h30: HDV đưa học sinh ra cổng 19 lên xe (theo thứ tự và tên lớp) xuất phát đi thăm Gò Đống Đa.
16h - 16h10: Xe tới nơi. Các em học sinh tập trung, xếp hàng vào thăm quan Khu di tích Gò Đống Đa, một di tích lịch sử nằm trên phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Tại đây năm 1789 quân Tây Sơn đã đại phá và đánh thắng quân nhà Thanh Trung Quốc trong Trận Ngọc Hồi - Đống Đa.
16h10 - 17h30: HDV đưa học sinh vào khuôn viên công viên văn hóa và khu di tích Đền thờ Hoàng đế Nguyễn Huệ - Quang Trung
Tương truyền sau chiến thắng, vua Quang Trung cho thu nhặt xác giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp cao thành gò gọi là "Kình nghê quán" (gò chôn xác "kình nghê" - 2 loài cá dữ ngoài biển, một cách gọi ám chỉ quân xâm lược Tàu).
Đây là công trình kiến trúc mang tính lịch sử văn hóa nhằm ghi nhớ công ơn của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Tổng diện tích của công trình 21.745 m2 được chia làm 2 khu vực, gồm khu vực tượng đài, nhà trưng bày và khu vực gò.
Khu vực thứ nhất có diện tích 15.200m2 bao gồm tượng đài, hai bức phù điêu, nhà trưng bày... Nếu vào công viên từ phố Đặng Tiến Đông, chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ đứng sừng sững, uy nghi, lưng đeo gươm. Tượng đài vua Quang Trung cao 14,65m, làm bằng chất liệu bê tông cốt thép nặng đến 200 tấn, được ốp đá hoa cương và phun vảy đồng. Phía dưới chân tượng đài là chiếc lư hương bằng đồng đúc. Sân khấu rộng, được lát đá hoa cương và các đường băng, thảm cỏ, cây xanh. Phía bên trái khu vực tượng đài cao 17m.
Còn hai bên phía sau của tượng đài là hai bức phù điêu, bức bên phải dài 30m, cao 4,5m (diện tích 135m2), bức bên trái dài 17m, cao 4,5m (diện tích 77,4m2). Đây là hai bức phù điêu mô tả trận đánh của quân và dân ta dưới sự chỉ huy tài tình về quân sự của Quang Trung tấn công thần tốc vào giải phóng kinh thành Thăng Long vào mùa xuân Kỷ Dậu. Hình ảnh đoàn quân hùng mạnh trên những bức phù điêu như làm sống dậy không khí hào hùng của đoàn quân năm xưa. Mặt sau của hai bức phù điêu được ốp đá hoa cương, có ghi lời hịch của vua Quang Trung, sơ đồ trận đánh, triện đồng... Tất cả đã tạo cho cảnh quan khu vực tượng đài uy nghi, rộng lớn, để tổ chức lễ hội hàng năm và các hoạt động văn hoá văn nghệ.
Bia đá câu nói của Quang Trung - Ảnh: Sưu tầm
Nhà trưng bày được đặt sau khu tượng đài, tổng diện tích trưng bày là 100m2. Bên ngoài cửa của nhà trưng bày là hai khẩu súng thần công (mô phỏng). Ngay sau cửa vào là bộ Bát xà mâu, phía sau là sa bàn trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa; bên phải là tượng vua Quang Trung được làm bằng thạch cao, bên trái là tượng đô đốc Long cạnh dàn cồng chiêng Tây Nguyên. Bên phải sát tường của nhà trưng bày bao gồm ảnh Vườn Trầu, ấp Tây Sơn Nhất, điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt, Gò Lăng...tiếp đó là cây gia phả họ Hồ, phía dưới là tấm bia Mộ Tổ phục chế. Sau là mô hình thuyền Đại Hiệu - một loại thuyền chiến cỡ lớn có trang bị hoả lực mạnh của quân Tây Sơn.
Còn phía bên trái của nhà trưng bày là một số loại vũ khí thời Tây Sơn như súng thần công, kiếm của nữ tướng Bùi Thị Xuân, một số bút tích chiếu chỉ, lệnh chỉ của vua Quang Trung. Ngoài ra nhà trưng bày còn lưu giữ một số hiện vật như tảng đá ong dùng để xây thành Hoàng Đế năm 1778, tảng đá cột đình làng Kiên Mỹ - quê hương Tây Sơn tam kiệt... Chị Bùi Hoàng Hậu, cán bộ phòng trưng bày cho biết: đây là nơi lưu giữ những chứng tích quan trọng nhất của phong trào Tây Sơn tại kinh thành Thăng Long.
Ngắm nhìn khu trưng bày khá cổ kính nhưng rất vững chãi phần nào toát lên vẻ trầm mặc mà hào hùng của một thời hoàng kim trong lịch sử. Những gì còn lại cũng đủ để chúng ta thấy được sự thành công của một phong trào bắt nguồn từ những người nông dân áo vải.
Hàng năm cứ vào ngày mồng 5 Tết nhân dân thường tổ chức hội Gò Đống Đa để ôn lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra tại nơi đây, đặc biệt có tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội.
17h35: Học sinh lên xe về trường – kết thúc chuyến đi. Chia tay, hẹn gặp lại các em trong những chương trình lần sau!