Cơ sở vật chất
nhà trường
I. Tình hình
chung:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và
sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương trong việc tìm nguồn lực để
phát triển trường lớp.
-
Sự quan tâm của xã hội trong công tác giáo dục thông qua sự phối hợp chặt chẽ
giữa Hội cha mẹ học sinh và nhà trường.
- Trường có 1
phòng tin, 1 phòng chuyên môn được sử dụng đối hiệu quả cho công tác giảng dạy.
- Trường có thư
viên đạt chuẩn phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và đọc của học sinh
- Hiện tại trường có đủ thiết bị thiết yếu
phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như bảo quản tài sản chung của nhà trường,
tài sản của giáo viên, học sinh như: trường có tường rào, cổng trường kiên cố,
có đủ bàn ghế, bảng viết, có đủ đèn và hệ thống điện phục vụ tốt cho công tác
giảng dạy. Bên cạnh đó học sinh của trường có ý thức tốt trong việc bảo quản
tài sản chung.
2. Khó khăn:
- Trang thiết bị giảng dạy thiếu và kém
chất lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
- Trường chưa có phòng thí nghiệm đạt
chuẩn nên việc thực hành sau giờ lý thuyết còn gặp nhiều khó khăn (Thiếu phòng
thực hành cho các môn học; phòng học môn Tiếng anh)
- Sân chơi, bãi tập của trường nhỏ hẹp làm
ảnh hưởng đến chất lượng dạy môn Thể dục cũng như các hoạt động ngoài giờ lên
lớp khác.
II. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
- Kiểm tra tu bổ, sửa chữa và mua sắm
thường xuyên các thiết bị đáp ứng mọi hoạt động trong công tác giảng dạy.
- Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp
học tập, nâng cao chất lượng giáo dục của trường.
- Tăng cường sự quản lý nhằm đảm bảo sử
dụng có hiệu quả tài sản hiện có cũng như bảo quản, sửa chữa tài sản kịp thời
phục vụ công tác giảng dạy, tránh thất thoát, lãng phí tài sản của nhà trường.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Huy động các nguồn kinh phí để xây mới
tường rào, tu sửa trường lớp, nhằm đảm bảo tốt công tác an ninh, an toàn trường
học. Từng bước tạo dựng một ngôi trường xanh sạch đẹp và an toàn.
- Đầu tư tốt công nghệ thông tin như máy
chiếu Projector, máy tính xách tay, mạng internet, mạng wireless phục vụ công
tác giảng dạy.
- Sử dụng phần mềm VEMIS, PEMIS và các
phần mềm quản lý khác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện,
khuyến khích giáo viên, học sinh đến thư viện đọc sách.
III. Biện pháp:
- Đầu năm học phó hiệu trưởng phụ trách cơ
sở vật chất phối hợp với tổ trưởng chuyên môn, Đoàn Thanh niên, Công
Đoàn, cán bộ thư viện, kế toán, giáo viên kiêm nhiệm (GVKN) của trường lập kế
hoạch sử dụng, phát triển và bảo quản cơ sở vật chất của trường trong năm học
sau đó trình lên Hiệu trưởng phê duyệt.
- Sau khi Hiệu trưởng phê duyệt, kế hoạch
phải được thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường để các tổ chức, cá nhân có liên
quan thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ của mình.
- Phó hiệu trưởng cơ sở vật chất có trách
nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và đề xuất với hiệu trưởng những vấn
đề cần bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ
chuyên môn tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn tài sản chung của trường, lớp
bằng nhiều hình thức như: trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt chủ
nhiệm, các hoạt động ngoại khóa, các phong trào, các buổi sinh hoạt của Đoàn
Thanh niên, đội TNTP Hồ Chí Minh,...
- Các tổ chuyên môn có thiết bị dạy học
như Toán-Lý-Tin, Hóa-Sinh-Thể Dục, ... phải có sổ theo dõi thiết bị, sổ mượn.
Định kỳ hàng tháng có kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học trong
giảng dạy.
- Tuân thủ các nguyên tắc và giải pháp
quản lý thiết bị dạy học:
* Các nguyên tắc: Tính mục đích; tính phù hợp; tính
thừa kế và phát triển; tuân thủ chu trình quản lý.
* Các giải pháp:
+ Giải pháp về nâng cao nhận thức đối với
việc sử dụng thiết bị dạy học.
+ Giải pháp về việc tổ chức
sử dụng thiết bị dạy học tuân theo các yêu cầu của chương trình kế
hoạch đào tạo.
+ Giải pháp về việc cung ứng
kịp thời thiết bị dạy học cho các nhà trường, đáp ứng các nhu
cầu đặt ra.
+ Giải pháp về công tác đào tạo nhân
viên chuyên môn phụ trách vấn đề thiết bị dạy học trong các
trường.
+ Giải pháp về việc xây dựng môi
trường sư phạm, đảm bảo sự thuận lợi cho việc sử dụng thiết bị dạy
học.
IV. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong việc
bảo quản CSVC-TBDH:
1. Bộ phận Cơ sở vật chất – Thiết bị dạy
học:
1.1. Chức năng:
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học trong các hoạt động nhà trường. Tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường về việc
khai thác sử dụng, bảo quản, tu sửa, mua sắm mới, tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học.
1.2. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện quy chế trao quyền quản lý,
sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các cá nhân chịu trách nhiệm
ở các phòng chức năng: các phòng thực hành, thiết bị, thư viện, vi
tính; phòng học lý thuyết; phòng làm việc, tài sản công nói chung.
b) Theo dõi, chỉ đạo việc nghiên cứu khai
thác sử dụng, bảo quản các tài sản, trang thiết bị dạy học được giao cho các cá
nhân quản lý trên sổ sách và sổ theo dõi sử dụng.
c) Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, sử
dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các cá nhân được giao.
Phối hợp với các tổ chuyên môn để chỉ đạo thực hiện, đánh giá công tác sử dụng
thiết bị dạy học, thực hành của giáo viên bộ môn trong Tổ.
d) Thực hiện kiểm kê định kì hàng năm, đề
xuất tham mưu với Hiệu trưởng trong việc mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị nhà trường.
2. Tổ Hành chính:
a) Thực hiện công tác kế toán tài chính cơ
quan theo đúng quy định Nhà nước, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cơ quan qua
quy chế chi tiêu nội bộ, sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực trong nhà trường.
b) Thực hiện công tác kế toán tài sản cơ
sở vật chất cơ quan trên các hồ sơ tài sản nhà trường, thực tế để khai thác sử
dụng có hiệu quả tài sản được giao, quản lý bảo quản sử dụng, đề xuất tham mưu
mua sắm, bổ sung, trang bị mới…
c) Thực hiện công tác y tế học đường theo
quy định, tổ chức cho học sinh tham gia Bảo hiểm y tế hàng năm, tăng cường việc
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh qua Tủ thuốc y tế học đường, hoạt động
Chữ thập đỏ, tổ chức khám sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh,...cho học sinh nhà
trường.
d) Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý, bảo
quản toàn bộ trường sở , cơ sở vật chất , trang thiết bị của nhà trường ( kể cả
với các tài sản , trang thiết bị giao cho các cá nhân, phòng ban chức năng )
trong quá trình hoạt động. Tu sửa, bảo quản và đề xuất với nhà trường trong
việc sữa chữa, nâng cấp, mua sắm mới tài sản nhà trường và báo cáo với nhà
trường việc quản lý sử dụng của các cá nhân được giao các tài sản.
3. Bộ phận chuyên môn:
a) Phối hợp với bộ phận cơ sở
vật chất nhằm trang bị, sử dụng CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học
phục vụ tốt cho các hoạt động chuyên môn.
b) Các tổ chuyên môn lên kế hoạch sử
dụng, bảo quản và đề xuất mua sắm bổ sung thiết bị, đồ dùng dạy học ngay từ đầu
năm học. Tổ trưởng phối hợp kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng, bảo quản CSVC,
thiết bị, đồ dùng dạy học.
c) Tổ chuyên môn quy định cho giáo viên
khi lên kế hoạch bài giảng đối với mỗi bài dạy, chuyên đề mình phụ trách
phải có kế hoạch về thiết bị dạy học phục vụ cho bài giảng đó. Việc sử
dụng thiết bị dạy học phải đúng mục địch của bài giảng, của môn học, không được
lạm dụng.
4. Đoàn thể:
a) Phối hợp với bộ phận cơ sở vật
chất việc sử dụng và bảo quản CSVC, thiết bị, đồ dùng cần thiết
trong các hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội.
b) Đoàn, Đội thường xuyên kiểm tra,
đôn đốc việc bảo quản tài sản nhà trường của học sinh; giữ gìn vệ
sinh, môi trường: Xanh - Sạch - Đẹp.
c) Công đoàn động viên Công
đoàn viên sử dụng, bảo quản tốt CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học.