Thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương và Hướng dẫn số 35-HD/BTGTW ngày 31/12/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2022. Đồng thời phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo và đại dương; tài nguyên, môi trường biển, đảo; phát triển bền vững kinh tế biển. Trường THCS Trung Phụng đã có những hoạt động mang ý nghĩa thiết thực với các hoạt động thực tiễn có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của cộng đồng. Cũng từ đó, rèn các kỹ năng, hành vi, phát hiện vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu và ứng xử tích cực với các vấn đề biến đổi khí hậu nảy sinh; thực hiện các hành động bảo vệ môi trường phù hợp với độ tuổi.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu được nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường biển là do phát triển công nghiệp du lịch tràn lan, nuôi trồng thuỷ hải sản bất hợp lý, dân số tăng và nghèo khổ nên họ cũng tích cực khai thác vô tổ chức tài nguyên biển, vì dựa vào biển mà sống, đối mặt với sự khốc liệt, gắn liền với cuộc sống trên thuyền nên tư duy của họ rất đơn giản, khái niệm bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển là vấn đề quá xa vời. Thể chế, chính sách của nhà nước còn bất cập, chủ yếu lượng rác trên biển là có nguồn gốc từ nội địa khi các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xử nước thải, chất thải rắn chưa qua xử lý ra các con sông đồng bằng ven biển hoặc là thẳng ra biển. Khi nuôi trồng thuỷ hải sản thải chủ yếu các loại thức ăn hóa học có hại cho biển. Việc khai thác hải sản bằng mìn, sử dụng hóa chất độc hại làm con kiệt nhanh nguồn lợi thuỷ sản, gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển.
Ô nhiễm biển dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng, nó gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như hai sản, du lịch biển. Môi trường biển bị ô nhiễm giảm đi sức hút với khách du lịch. Không những thế, tràn dầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, đặc biệt hệ sinh thái rừng ngập mặn, cổ biển, vùng bãi cát, đầm phá và các rạn san hô, làm cán cân điều hoà oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn. Các chất hóa học độc hại làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái, nó gây biến đổi gen, phá hủy cấu trúc tế bào vi khuẩn, gây chết cả quần thể. Các loài sinh vật bị đe dọa và bị chết do môi trường sống ô nhiễm quá nặng nề. Ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của cả nước, gây khó khăn trong việc phát triển cuộc sống dân cư vùng biển.
Để bảo vệ môi trường biển cần nâng cao ý thức của người dân, tuyên truyền giáo dục chúng ta đều có thể hiểu những tác hại nguy hiểm có thể xảy ra. Nghiêm cấm việc vứt rác ra bờ biển của khách du lịch biển (có thể nâng mức phạt cao nhất để mọi người nghiêm túc chấp hành các yêu cầu hay quy định đưa ra), thường xuyên nhặt rác bẩn dọc bờ biển để hạn chế việc ô nhiễm. Giám sát hoạt động xả thải nước bẩn ở hộ dân và khu nuôi trồng thuỷ hải sản. Xây dựng hệ thống hóa sinh xử lý nước thải trước khi đưa xuống biển. Đưa ra các hình thức xử phạt với những tổ chức làm trái quy định. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương về việc quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên biển, chức trong công tác phòng ngừa, kết hợp với xử lý có hiệu quả cao ô nhiễm, cải thiện mới trường biển vùng ven biển. Quản lí nghiêm ngặt trong giao thông đường thuỷ, tránh tai nạn và tràn dầu, tăng cường bảo vệ các mỏ dầu khí trên biển. Khai thác thuỷ hải sản hợp lý để bảo vệ những nguồn gen quý.
Ô nhiễm môi trường biển để lại những hậu quả và hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Chính vì thế, mỗi cá nhân, tổ chức đều phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chung tay khắc phục ô nhiễm để trả lại vùng biển sạch, đẹp, giàu tài nguyên trong tương lai!